Trên thế giới Quản_lý_lưu_vực_sông

Diễn đàn Nước trên thế giới lần thứ hai tổ chức tại The Hague tháng 3 năm 2000 nêu ra một số tranh cãi về bản chất của nhiều phía và sự mất cân bằng cung và cầu trong quản lý nước sạch. Trong khi đó các nhà tài trợ, các tổ chức tư nhân và chính phủ được hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế giới, cho rằng nước ngọt nên được quản lý như một sản phẩm kinh tế với giá cả phù hợp, Tuy nhiên NGO, cho rằng nguồn nước ngọt nên được xem như là một tài nguyên của xã hội[2]. Khái niệm về liên kết thế giới nơi mà tất cả các bên liên quan tạo thành quan hệ đối tác và tự nguyện chia sẻ những ý tưởng hướng tới việc xây dựng một tầm nhìn chung có thể được sử dụng để giải quyết cuộc xung đột về quan điểm trong quản lý nước ngọt. Vì vậy, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) được cho là có vai trò quan trọng trong việc thực hiện bất kỳ sứ mạng nào bời mối quan hệ của nó tới các hoạt động địa phương, khiến tổ chức này trở thành một phần của hệ thống toàn cầu.[3]

Điểm mấu chốt trong quản lý lưu vực và các mối tương tác giữa các yếu tố địa hình và các hoạt động công nghiệp và hoạt động sống. Mặc dù các hoạt động này sử dụng chung một hệ sinh thái tuy nhiên vì, một số lý do mà các hoạt động này sẽ vượt quá giới hạn tác động đến các yếu tố còn lại như vì sở thích, kiến thức và sử dụng nguồn tài nguyên sai mục đích và thiếu tính toán. Ví dụ là ngộ độc tại vịnh Minamata xảy ra 1932-1968, giết chết hơn 1.784 người và gây thảm họa cho sông Wabigoon của năm 1962. Hơn nữa, trong khi một số nhóm nghiên cứu thay đổi suy nghĩ từ khai thác sang sử dụng hiệu quả nguồn nước, thì hệ sinh thái lưu vực sông có thể mất đi khi các nhóm có tư tưởng xem việc khai thác quan trọng hơn tài nguyên. Khoảng cách hợp tác giữa các bên liên quan đa phương trong một lưu vực sông nối liền với nhau, thậm chí liên quan tới các vấn đề lãnh thổ và chính trị làm cho cần thiết cho việc thể chế hóa một mạng lưới hợp tác sinh thái của các bên liên quan[4]. Đây là phương pháp hữu hiệu hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên dính líu đa phương, có sức cộng hưởng mạnh mẽ với hệ thống Quản lý tổng hợp tài nguyên nước của các thành viên toàn cầu

Thêm vào đó, sự cần thiết tạo ra mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức tài trợ, các tổ chức tư nhân và chính phủ và đại diện cộng đồng như các tổ chức phi chính phủ trong lưu vực sông là để tăng cường một "tổ chức xã hội" giữa các bên liên quan[5]. Điều này thừa nhận một loại quan hệ đối tác công-tư, thường được gọi là quan hệ loại II,[6] mà chủ yếu tập hợp các bên liên quan có chung lưu vực dưới một sự tự nguyện, chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn thống nhất chung nhằm cung cấp lợi ích chung cho tất cả các bên liên quan. Ngoài ra, nó lý giải các khái niệm về liên kết toàn cầu, là "sự phối hợp đa phương cho một vấn đề", đòi hỏi chính phủ phải thực thi vai trò của mình[7] trong quá trình ra quyết định và phối hợp với các bên liên quan khác trên một sân chơi bình đẳng hơn.

Một số khu vực ven sông đã áp dụng khái niệm này trong việc quản lý các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm của các lưu vực sông. Chúng bao gồm chín tiểu bang Rhine, với một tầm nhìn chung về kiểm soát ô nhiễm, hồ Chad[8] và sông lưu vực sông Nile, có sứ mạng là đảm bảo tính bền vững về môi trường[9]. Là một đối tác quan trọng thường được chia sẻ, các tổ chức phi chính phủ có một vai trò mới trong tổ chức việc thực hiện các chính sách quản lý đầu nguồn khu vực ở cấp địa phương. Ví dụ, điều phối viên khi cần thiết và giáo dục là những lĩnh vực mà các tổ chức này đã hoạt động hiệu quả[10]. Điều này làm cho các tổ chức phi chính phủ là các "hạt nhân" để việc quản lý lưu vực sông thành công.[11]

Liên quan